Di tích lịch sử văn hóa đền Trung, làng Thạch Lỗi, xã Khánh Dương, huyện Yên Mô
xóm 1, Thôn Thạch Lỗi, xã khánh Dương
Di tích lịch sử văn hóa đền Trung, làng Thạch
Lỗi, xã Khánh Dương, huyện Yên Mô
Địa danh lịch sử.
* Thôn Thạch Lỗi .
Thôn (làng) Thạch Lỗi là khởi đầu của xã Khánh
Dương, được hình thành năm 127 sau công nguyên, cách năm 2022 là 1895 năm, thôn
Thạch Lỗi xưa có tên là xã Thạch Lỗi. hiện nay thôn thạch Lỗi có 3 xóm: xóm 1,
xóm 2, xóm 4
* Di tích lịch sử đền Trung - làng Thạch Lỗi.
Để tưởng nhớ tới công lao cũng như sự nghiệp
lẫy lừng của cụ Thượng thượng Tổ: Tạ Đại Lang, sau khi cụ mất con cháu cùng
nhân dân địa phương đã lập đền thờ cụ tại quê hương ở đầu làng Thạch Lỗi xưa.
Trước kia gọi là miếu họ Tạ sau này theo tín ngưỡng cũng như nguyện vọng của
nhân dân địa phương đổi tên gọi là đền Trung làng Thạch Lỗi. Vì trước cách mạng
tháng 8 năm 1945 làng Thạch Lỗi có 3 đền là: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, và
bây giờ đây cũng là ngôi đền Trung của cả làng chứ không riêng của họ Tạ.
Hồ sơ về đền Trung được lập và gửi đến sở văn
hóa thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình từ năm 1997. Đền Trung làng Thạch Lỗi
được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, thành phố theo quyết đinh
số 3022/QĐ- UB, Ngày 10/12/2004.
Đền Trung nằm ở Xóm I, ở giữa làng Thạch Lỗi,
cách thị trấn Yên Thịnh 3km về phía Đông, cách tp Ninh Binh 13km theo đường
chim bay về phía Đông Nam.
Đền Trung nơi tôn thờ nhất vị Lưỡng Quốc Trạng
Nguyên cụ: Tạ Đại Lang, quan nội triều: Tạ Đại Thanh, Trung Dũng Hầu: Tạ Danh
Nghĩa, Thập bát quận công, tam tể tướng cùng các nhân vật tiêu biểu và các bậc
tổ mẫu của dòng họ Tạ.
Đền Trung Thạch Lỗi quay hướng tây, trên diện
tích 2 sào, trước cửa đền xưa có ao đền. Về sau do người dân làm nhà, ao bị lấp
dần. Đền có kiến trúc kiểu chữ nhị, 2 tòa. Tiền đường và hậu cung, tiền đường
là nơi thờ công đồng, 5 gian tiền đường vì kèo giá chiêng, hoành luồng, trong
kháng chiến chống thực dân Pháp tòa tiền đường bị hư hỏng. Do đền được xây dựng
lâu ngày, do bom đạn chiến tranh làm hư hại và sau cách mạng văn hóa bài trừ mê
tín dị đoan. Năm 1980 hầu hết các công trình văn hóa tâm linh của địa phương
đều bị phá, tháo dỡ để phục vụ sản xuất và dân sinh. Đền chỉ còn lại phần hậu
cung,hậu cung xây cuốn 3 gian là nơi tôn thờ các nhân vật tiêu biểu của dòng họ
(Hậu cung có 3 chữ Hán nổi “Thần Quốc Trung”, diện tích cũng bị thu hẹp lại
nhiều so với trước kia. Năm 1997 tiền đường được tu sửa, đảo ngói nhưng không
được như xưa. Đây là nơi hội họp, bàn việc tế lễ của dân làng và dòng họ, vì
đền Trung Thạch Lỗi thờ các nhân vật của họ Tạ.
Được sự cho phép cũng như hỗ trợ của sở văn
hóa thể thao và du lịch tỉnh, sự hỗ trợ của hội đồng họ Tạ tỉnh Ninh Bình, hội
đồng họ Tạ Việt Nam, đặc biệt sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân và con cháu dòng
họ trong và ngoài đơn vị. Đền đã sửa sang, nâng cấp, trung tù, tôn tạo lại hậu
cung vào năm Ất Mùi (2015), và 5 gian tiền đường cùng khuân viên vào năm Canh
Tý (2020).
Đền Trung Thạch Lỗi được xây dựng trên quê
hương cụ Thượng thượng Tổ: Tạ Đại Lang, một tiến sĩ triều Trần và nhiều danh
tướng thời Hậu Lê. Đây là nơi còn lưu giữ vết tích thành lũy, dinh thự của cụ
Tạ Nhân Thọ, Tạ Nhân Niên, Tạ Nhân Tuy các Quận công, công chúa.
* Di tích lịch sử đền Trung Thạch Lỗi còn lưu
giữ được một số hiện vật rất quý như:
01 quyển gia phả dòng họ Tạ.
Các câu đối:
“ Văn thần phụ quốc tỷ dân an xã tắc
Vũ tướng an bang tế thế tráng sơn hà ”
Nghĩa là: Quan văn phù nước thinh vì dân giữ
yên xã tắc
Tướng võ lo nước yên giúp đời sáng rực non
sông ”
“ Bắc quốc danh đẳng khâm sứ mạnh
Lê gia tộ rực chư nguyên huân ”
“ Tác phúc chi nhân dai vô tận lộc
Tích thiện chi gia tất hữu dư khang ”
“ Ngọc thụ chi lan bằng tổ đức
Hòa sơ xã tắc cáo thần công
Các ngai thờ, bài vị của tiến sĩ Tạ Đại Lang,
Quân công Tạ Nhân Thọ, Tạ Nhân Niên, Tạ Nhân Tuy, 4 bản sắc phong cho Tạ Nhân
Thọ, Tạ Nhân Niên vào niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710), Đức Long thứ
nhất (1629), Đức Long thứ 4 (1632), Thành Thái 16 (1904)
Dòng họ Tạ, làng Thạch Lỗi có rất nhiều các
nhân vật lịch sử tiêu biểu có công phò vua giúp nước, qua các triều đại lập
được rất nhiều công lao, được các triều đại ghi nhận và ban tặng rất nhiều các
bản sắc phong, Nội dung các bản sắc:
Theo sắc phong ngày 24/09/1629 gia tăng thêm
cho cụ Tạ Nhân Thọlà đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân cẩm y vệ, đô chỉ huy
sứ - Tường Khê Hầu.
Sắc phong ngày 24/09/1710, cấp cho họ Tạ, thôn
Thạch Lỗi 3 mẫu ruộng ở xứ Trung Đồng bản xã làm ruộng thổ mộ điền (mộ phần cụ
Tạ Nhân Thọ)
Sắc phong cho Tạ Nhân Niên cùng con cháu
tông tộc 36 mẫu ruộng thế nghiệpđiền tại xã Yên Xuyên làm ruộng tế tự (nay là
thôn Văn Giáp).
Tác giả: UBND xã Khánh Dương